Thứ Ba, 8 tháng 4, 2025

Cách tính Vạt góc trong nút giao | Vạt góc đảm bảo tầm nhìn | Quy hoạch LDT

Thông tin được Sưu tầm bởi đội ngũ AutoLISP Thật là đơn giản
   

Thông tin thêm: 👉👉👉

Nguồn tài liệu 

Hiện nay, để tính vạt góc có thể tham khảo các nguồn tài liệu sau:
  1. Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, ban hành theo Quyết định 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ Xây Dựng. Tham khảo
  2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kề - Tiêu chuẩn thiết kế. Tham khảo
  3. Tính khoảng vát góc đảm bảo các yếu tố hình học theo hướng dẫn. (quyhoach.vn)

Giới thiệu cách tính của Quy hoạch LDT

Cách tính Vạt góc của Quy hoạch LDT dựa trên cách tính của Phòng công nghệ Gis+Plan, có tham khảo thêm TCVN 9411/2012.





Do đó, vừa đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, vừa đảm bảo yếu tố hình học theo hướng dẫn của Phòng công nghệ Gis + Plan.

Quy hoạch LDT đã áp dụng cách tính đảm bảo từ 2021 đến nay


Link tải tệp tin Excel cuối bài viết.


Bài viết gốc của Phòng công nghệ GIS+Plan

Code:

* SỬ DỤNG ĐẤT: KÍCH THƯỚC 'CHAMFER' ĐƯỜNG ĐỎ?

đăng 16:57, 6 thg 12, 2015 bởi Manager quyhoach.vn   [ đã cập nhật 17:15, 7 thg 12, 2015 ]
Lời dẫn: Rất đơn giản với AutoCAD, nhưng kích thước là bao nhiêu, và căn cứ trên quy định nào? Nhiều người đã đặt câu hỏi này trên các diễn đàn mạng.

Lược khảo quy định:
  • (1): Quy chuẩn xây dựng theo 04/2008/QĐ-BXD chỉ đề cập bán kính cong bó vỉa (mục 4.3.2-3.a), không nói đến vạt góc đường đỏ tại giao lộ.
  • (2): Quy chuẩn thiết kế nút giao đường bộ (ngành giao thông, quên số rồi, google sẽ ra) thì nêu cách tính toán quá phức tạp đối với 'quy hoạch sư': tốc độ đường vào giao lộ, tầm nhìn...; nói chung là khó 'thực hành'.
  • (3): Văn bản gần nhất còn quy định vạt góc là 682/BXD-CSXD (bảng 7.11.1), trong đó kích thước vạt góc từ 2 đến 20m phụ thuộc vào góc giao của hai đường vào giao lộ. Tuy nhiên do không quan tâm đến yếu tố hình học khác của đường như chiều rộng vỉa hè, bán kính bó vỉa, nên nhiều khi bó vỉa giao lộ 'chui' cả vào trong đường đỏ sau khi chamfer theo kích thước của (3).
Đề xuất giải pháp
Để giải quyết vấn đề trên, Phòng công nghệ GIS+Plan đã đề xuất ứng dụng công thức sau tính kích thước vạt góc, là sự kết hợp giữa (1), (3) và yếu tố 'mỹ học' nhằm khắc phục nhược điểm của (3):
  • (4): [Kích thước vạt tối thiểu]=  (((R-V1)/TAN((A/180*PI)/2))+ ((V1-V2)/SIN(A/180*PI)))- SQRT(((R-V1*k/100)*(R-V1*k/100))-((R-V1)*(R-V1))). Trong đó:
    • R (m): bán kính bó vỉa
    • A (độ): góc giao của 2 đường
    • V1 (m): chiều rộng vỉa hè lớn
    • V2 (m): chiều rộng vỉa hè nhỏ
    • PI: 3.1415926
    • k: tỉ lệ % chiều rộng vỉa hè tối thiểu tại điểm vạt góc (ví dụ: 80, 90, 100)
Khi ứng dụng, nếu kích thước vạt góc theo (3) nhỏ hơn theo (4) thì phải chọn >= (4) nhằm đảm bảo đường cong bó vỉa không 'chui' vào đường đỏ.
Do công thức không 'tính nhẩm' được nên Phòng Công nghệ GIS+Plan có đính kèm bảng tính Excel cuối bài.
Tại GIS+Plan, công thức này đã được ứng dụng trong việc tự động hóa dựng hình giao lộ trên toàn đồ án quy hoạch.
Phòng Công nghệ GIS+Plan



Hiện website quyhoach.vn đã ngừng hoạt động. Bài viết gốc không còn được chia sẻ rộng rãi.

Link tải (MediaFire)


Tham gia Cộng đồng Quy hoạch LDT ngay hôm nay để nâng tầm dự án đô thị của bạn và khám phá vô vàn khả năng sáng tạo! ✨🏙️


---------------------------------------------------------------------------------------------
Ứng dụng được phát triển bởi đội ngũ AutoLISP Thật là đơn giản - Tác giả ứng dụng in D2P

    

Mọi thông tin xin liên hệ Fanpage AutoLISP Thật là đơn giản!
Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bật tắt layer AJS LayerIso [ALI] | AutoLISP theo yêu cầu | AutoLISP Reviewer

Ứng dụng được phát triển/Sưu tầm bởi đội ngũ AutoLISP Thật là đơn giản     Thông tin thêm: 👉👉👉